Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog nhỏ của mình. Nếu có việc gì cần thiết thì đừng ngần ngại liên lạc với Zen nhé. Mọi ý kiến góp ý và thắc mắt xin liên hệ:

Latest News
Follow Us
GO UP
https://www.youtube.com/watch?v=baYF2_2zfYo
Đông đúc người tham quan Thiền Viện Trúc Lâm

Tàu điện cáp treo Đà Lạt – Đừng xem bài viết nếu chưa muốn đi

“Mình đi đâu thế bạn ơi, lên núi hay đi lên rừng….” Tiếp tục đi cùng Zen Mỗi tháng Một tỉnh nhé.

Đà Lạt có rất nhiều địa điểm hay và đẹp. Hôm nay Zen sẽ chia sẽ với các bạn đi đến khu du lịch Tàu điện cáp treo Đà Lạt. Cáp treo này có đặt điểm là sẽ đưa bạn lên Thiền Viện Trúc Lâm luôn.

Không gian sân rộng lớn của Tàu điện cáp treo Đà Lạt

Không gian sân rộng lớn của Tàu điện cáp treo Đà Lạt

Địa chỉ Tàu điện cáp treo Đà Lạt

số 1, phường 3, Đống Đa, Lâm Đồng

Nơi gửi xe
Biển hiệu báo giá gửi xe

Biển hiệu báo giá gửi xe

Mình có chỗ gửi xe phía bên trong. Phí gửi xe là xe máy 3k, xe ô tô là 15k.

Không gian

Từ chỗ gủi xe mình phải đi bộ lên đến khu cáp treo. Trên đường đi lên bên tay trái có một quán cà phê khá xinh tên là An na coffee house. Đi tiếp các bạn sẽ thấy một khu nhỏ nhỏ nhưng xinh xinh để chụp hình được gọi là Đà Lạt view.

Quán Cafe Đà Lạt View

Quán Cafe Đà Lạt View

Khuôn viên bên ngoài khu cáp treo khá rộng, và vì ở trên cao nên gió lồng lộng, cực lỳ mát mẻ luôn.

Khoảng sân rộng của Tàu điện cáp treo Đà Lạt

Khoảng sân rộng của Tàu điện cáp treo Đà Lạt

Giá vé

Ở đây có đủ loại vé dành cho người già, người lớn, trẻ em, một chiều, khứ hồi. Cụ thể như sau:

Đối tượngLoại vé
Khứ hồiMột chiều
Người lớn80k60k
Trẻ em50k40k
Một số điều cần lưu ý khi đi cáp treo

Cáp treo hoạt động từ 9h đến 17h. Tức là các bạn đi phải quay về trước 17h, nếu lỡ chuyến cuối thì các bạn sẽ không xuống được.
Nếu ai đi vào buổi sáng như Zen và Pumii thì các bạn phải xuống trước 11h30, nếu không thì phải ở trên đó sang buổi chiều là 1h thì mới có cáp treo quay lại đón. Các bạn nên chú ý điều này để có kế hoạch đi cho phù hợp nha.

Một lồng di chuyển có thể chứa được 4 người

Một lồng di chuyển có thể chứa được 4 người

Sau khi mua vé xong thì mình đi qua cổng soát vé, và nhớ phải cầm vé theo nha, vì cái này xíu nữa mình sẽ xài để khứ hồi quay lại luôn.
Đi cáp treo thì mọi người nhớ xếp hàng chờ đến lượt. 1 cabin như vậy ngồi được 4 người. Tùy mình muốn có thể ngồi chung hoặc riêng.

Không gian

Ngồi trên cáp treo nhìn xuống dưới thấy không gian bao la rộng lớn, mọi nơi được phủ một màu xanh ngát của cây cối trong rất đẹp.
Khu du lịch cáp treo này được khánh thành vào khoảng đầu năm 2003, tính đến nay được hơn 15 năm rồi. Công trình này do một công ty ở Áo được làm theo chuẩn châu ÂU. Có khoảng 50 cái cabin như thế này, và chạy cách nhau tầm 120m. Tốc độ là từ 1-5m/s. Tính như vậy thì cả đi cả về mất khoảng gần 20p. Đường cáp dài khoảng 2000m. Với tốc độ và quãng đường đó thì Zen nghĩ nó không quá ngắn cũng không quá dài. Nó không quá nhàm chán và cũng không hụt hẫng. Cảm giác vừa đủ.

Cảnh chụp được khi đi cáp treo Đà Lạt

Cảnh chụp được khi đi cáp treo Đà Lạt

Đối với Zen ngồi trên cáp treo này nó chỉ hơi đã đã thôi. Có thể là do nó hơi bít hoặc do nó không đủ cao và có chỗ đẹp nhưng cũng có chỗ bình thường. Zen chỉ cho khoảng 5-6 điểm. Nhưng với Pumii thì Pumii thấy chỗ này khá đẹp.

Ăn uống gì khi đi cáp treo?

Ở 2 đầu đi cáp treo đều có nhà hàng cho các bạn ăn. Cái ga dưới thì có buffet rau khá nổi tiếng. Giá là 60-70 k 1 người, nếu muốn ăn thêm thịt bò thì 120k 1 dĩa.

Còn hướng bên Thiền viện Trúc Lâm thì cũng có nhà hàng. Đi qua rất là thơm. Ngay cổng khu du lịch có bán hàng rong là đồ nướng, bánh tráng nướng, mọi người có thể ăn lót dạ.

Sau khi xuống trạm là một rừng đồ lưu niệm. Sau đó đi một hồi có cả quán cà phê.

Thiền Viện Trúc Lâm

Địa chỉ

Trúc lâm yên tử, phường 3, tp Đà Lạt, Lâm Đồng

Hướng dẫn đường đi

Các bạn có thể đi như Zen và Pumii là đi đến ga Cáp treo rồi sau đó ngồi cáp treo lên Thiền viện Trúc Lâm. Hoặc nếu không muốn các bạn có thể chạy xe lên tới tận Thiền viện.

Từ nơi Zen ở là Books Homestay các bạn đi theo hướng đường Đống Đa về phía lên đường Tô Hiến Thành. Đễn ngã ba giao với Tô Hiến Thành và đường An Bình thì ngoặt trái vào đường An Bình, sau đó chạy thẳng đến khi nhập vào đường Triệu Việt Vương. Sau đó cứ chạy thẳng nhập vào đường Trần Thánh Tông và Hoa Cẩm Tú Cầu. Đi thằng hoài sẽ đến lối lên Thiền Viện Trúc Lâm.

Nơi để xe

Có 2 chỗ để xe cả phía trong và ngoài tùy mọi người muốn để chỗ nào.

Một số quy định: Về trang phục nếu các bạn nhất là nữ mặc quần đùi, váy ngắn trên gối hoặc áo hở thì chùa có để những tấm vải quấn để mọi người quấn lại để đảm bảo giữ uy nghiêm cho chùa.

Đông đúc người tham quan Thiền Viện Trúc Lâm

Đông đúc người tham quan Thiền Viện Trúc Lâm

Có một điều mà Zen thấy không ổn chính là chùa có khá nhiều quy định, những quy định này là rất đúng nhưng những cái bảng quy định lại được đặt ở những nơi khuất mắt nên ít ai để ý mọi người vẫn thực hiện không đúng những quy định này lắm.

Không gian

Không gian ở đây rất thoáng mát, quang đãng. Rất nhiều cây, nhiều hoa. Tuy nhiên khá đông khách du lịch đến đây. Chính vì thế mà Zen thấy là chùa mà đông như vậy thì nó sẽ mất đi vẻ thanh tịnh của chùa.

Một góc Thiền Viện

Một góc Thiền Viện

Khi đi xuống thì mình sẽ đi qua một khoảng sân rất rộng, thoáng mát, gió lồng lộng. Chỗ này có thể nhìn xuống không gian rộng lớn phía dưới. Chỗ này người ta có đặt vài cái ống nhòm để mọi người có thể ngắm cảnh. Giá là 10k/1xu/1 lần.

Một số thông tin về Thiền Viện Trúc Lâm

Thiền viện Trúc Lâm là một trong 3 thiền viện lớn nhất VN, có diện tích là hơn 30ha. Thiền viện này có 1 truyền thuyết rất đặc biệt là vào khoảng năm 198… có một vị sư trụ trì nằm mơ ông ôm cổ con phượng hoàng và bay vút lên trời. Sau đó ông quyết định là đi đến các tỉnh Tây Nguyên để tìm một nơi cao, chốn bồng lai tiên cảnh để xây dựng chùa.

Vật dụng ở đây đều để tên và nguồn gốc

Vật dụng ở đây đều để tên và nguồn gốc

Ông quan niệm là xây dựng chùa ở những nơi thanh tịnh như vậy thì người đến tu tập sẽ dễ thành chính quả hơn. Khi sư trụ trì đến Đl và khu vực Hồ Tuyền Lâm thì thấy nơi này rất thích hợp để xây chùa. Ý tưởng xây chùa từ năm 1986 hay 87 gì đó, nhưng đến 1993 thì chùa mới chính thức khởi công và xây mất 1 năm. 1 trong những vị kiến trúc sư xây dựng chùa này chính là người đã thiết kế nên dinh độc lập ở TPHCM. Ông này tên là Ngô Viết Thụ.

Đi đến Đà Lạt nếu có cơ hội thì các bạn hãy đi cáp treo và đến Thiền Viện Trúc Lâm một lần để biết và cảm nhận cảnh sắc nơi đây nhé.

Rất đông ... nên cân nhắc trước khi đi
  • Không Gian - 7/10
    7/10
  • Chất Lượng - 5/10
    5/10
  • Giá Cả - 5/10
    5/10
  • Phục Vụ - 6/10
    6/10
5.8/10

Leave a Reply